Wednesday, November 6, 2013

About film and Pentax


Kể lể 1 tí về người bạn đồng hành mới, nhất là trong những chuyến đi.

Sau khi chắc chắn rằng bạn không bị tuột phim (điều này mình chỉ biết khi chụp hết cuộn) bạn sẽ lo đến việc nó có quá sáng hay quá tối hay không.

Sau đó là cái cảm giác hồi hộp, ngay cả đứng ngồi không yên, F5 mail hàng tỉ lần chờ 1 mail mới từ film lab, đến đoạn chờ download completed cũng thật đau tim.

Nếu bạn là người tim vốn đập nhanh hơn bình thường (như mình) thì sẽ cảm thấy bồn chồn như kiểu có người yêu, hay người yêu đến đón đi chơi. Thật vậy, xong lúc gặp anh người yêu thì có thể vui (vì anh ta hôm đó quả đẹp trai) hoặc siêu thất vọng (vì anh ta mặc gì mà xấu ỉn).

Nhưng bạn chắc chắn vẫn yêu anh ta, và chờ đợi biểu hiện của anh ta vào những lần sau.
Vâng, đời còn nhiều cuộn phim và còn nhiều người chụp phim mà.
Đang đọc "Film is not dead"

Giới thiệu về người bạn mới Pentax
"Xuất phát điểm là một cửa hàng nho nhỏ của ông Kumao Kajiwara với cái tên ít nhiều quen thuộc với những tay chơi máy cổ: Asahi. Năm 1938, 19 năm sau ngày thành lập, công ty Asahi Optical ra đời, đặt nền móng cho những chiếc máy ảnh mang thương hiệu nổi tiếng sau này.
Rất ít người biết nhãn hiệu Pentax – được ghép từ hai chữ Pentaprism và Contax – vốn không thuộc về Asahi mà nó là của người Đức . Năm 1957, nhãn hiệu này được Zeiss Ikon bán lại cho Asahi và bắt đầu một kỷ nguyên mới của những chiếc máy ảnh hiệu Asahi Pentax. Tuy nhiên Pentax lại tiến vào thị trường Mỹ dưới nhãn hiệu phân phối là Honeywell, và đó là lý do chúng ta thấy có những chiếc máy được ghi là Honeywell Pentax thay vì Asahi.

Năm 1964, Asahi Pentax Spotmatic lừng danh ra đời. Với hệ thống TTL lần đầu tiên được tích hợp vào thân máy, chiếc máy ảnh này đã trở nên cực kỳ nổi tiếng và thông dụng, ngay cả ở Việt Nam. Để rồi 2 năm sau đó, nó đoạt giải Good Design Product 1966. Đây cũng là năm Pentax đạt tới cột mốc 1 triệu sản phẩm được bán ra trên toàn thế giới.

----> Và bạn của mình chính là nó - Pentax Spotmatic.

Đầy đủ cuộn Ba Vì tại đây
http://www.flickr.com/photos/delphin109/sets/72157637398119046/



Wednesday, October 23, 2013

2nd roll

Cuộn thứ 2 dành chụp linh tinh lang tang.
Vẫn là Hà Nội,
vẫn là Uxi 200,
thêm vài người bạn
và vài kiểu cháy sáng khủng khiếp :))














Thursday, October 3, 2013

First roll

Pentax SP - Uxi 200
Cuộn đầu tiên đi rửa, ít ra thì nó không cháy, hay trắng, hay đứt như mình sợ, nó chỉ tối và out nét gần hết thôi.
Những tấm hiếm hoi cứu được đều chụp ở L'espace 




Bờ hồ with Minh, siêu tối cho dù đó là một ngày nắng :(




Ngày Boong đi Pháp.



Wednesday, September 25, 2013

Cách bảo quản film và máy film


Tình hình là em Pentax SP vừa về. Note vào đây 1 số thông tin, ghi nhớ để bảo quản em ý cho tốt :">

1. Bảo quản film

- Khi đi du lịch bằng máy bay: để riêng máy ảnh và film, nhờ nhân viên kiểm tra tự kiểm tra bằng tay chứ k qua máy quét, lưu ý, đi sớm vì sẽ cần thời gian hơn. Đặc biệt lưu ý khi mang 1 cuộn ISO hơn 800. Nếu chẳng may có bị scan thì cũng k bỏ đi, tráng thử hoặc rửa sang đen trắng. 
- Bảo quản film chưa dùng hoặc đã dùng để lâu: mua túi đựng film (túi giấy) đựng vào hộp nhựa có doăng kín (kiểu hộp lock lock) mua hạt chống ẩm về rải 1 lớp và cho film vào, có thể áp dụng với cả máy và lens.


2. Cơ bản về chụp ảnh


- Bài về khẩu, tốc, ISO http://vinacamera.com/?p=1297

+ Khẩu: Dĩ nhiên, khẩu độ mở có tác dụng điều tiết ánh sáng nhiều hay ít cho một bức ảnh. Mở khẩu càng lớn (chỉ số f/ càng nhỏ) thì càng nhiều ánh sáng, khép khẩu các nhỏ (chỉ số f/ càng lớn) thì càng ít ánh sáng vào ảnh. Tuy nhiên, kèm theo việc điều tiết ánh sáng, đóng mở khẩu độ ống kính còn có các hiệu ứng khác về quang học. Nhiếp ảnh gia đóng mở khẩu độ mở của ống kính, ngoài tác dụng tăng giảm lượng ánh sáng cho ảnh, còn có tác dụng tạo hoặc triệt tiêu các hiệu ứng nét dày/mỏng, tối góc ảnh hay sáng đều trên ảnh, cũng như tạo các vòng tròn sáng mịn và mờ ở hậu ảnh của bức ảnh – gọi là bokeh (đọc là bô-kê) và thường được vận dụng làm các công cụ giúp nhiếp ảnh gia đạt được mong muốn về độ nét, ánh sáng giữa các vùng trên ảnh, tạo giá trị nghệ thuật cho bức ảnh, ví dụ như chụp chân dung, để thu hút chú ý của người xem ảnh vào chủ thể chính được chụp (người, vật), nhiếp ảnh gia thường mong muốn mở khẩu tối đa để làm nhòa mờ các vùng ngoài, trước/ sau chủ thế.

+ Cửa chập (shutter): Khi nhiếp ảnh gia bấm chụp một kiểu ảnh, tấm chắn sáng này – tức cửa chập – mở ra (rất nhanh) rồi lại đóng ngay lại (cũng rất nhanh), vì vậy chỉ cho phép phim hay cảm biến số tiếp xúc với ánh sáng trong một khoảnh khắc cực ngắn. Thời gian ngắn ngủi này được gọi là thời gian phơi sáng (tiếp xúc với ánh sáng) của một bức ảnh.

+ Độ nhạy bắt sáng ISO: ISO càng cao thì độ nhạy (khả năng bắt sáng nhanh) càng cao, giúp cho việc tăng tốc độ cửa chập lên cao (tức giảm thời gian phơi sáng) với giá trị lớn hơn, giúp cho việc chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu hiệu quả hơn. Các giá trị ISO thường được sử dụng là: ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600, ISO 3200, ISO 6400, … Do công nghệ chế tạo, ISO càng lớn có ưu điểm bắt sáng càng nhạy nhưng lại gây ra càng nhiều nhiễu (noise) cho hình ảnh ghi nhận, cả ở phim và cảm biến ảnh số.

+ Độ nhạy bắt sáng ISO: ISO càng cao thì độ nhạy (khả năng bắt sáng nhanh) càng cao, giúp cho việc tăng tốc độ cửa chập lên cao (tức giảm thời gian phơi sáng) với giá trị lớn hơn, giúp cho việc chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu hiệu quả hơn. Các giá trị ISO thường được sử dụng là: ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600, ISO 3200, ISO 6400, … Do công nghệ chế tạo, ISO càng lớn có ưu điểm bắt sáng càng nhạy nhưng lại gây ra càng nhiều nhiễu (noise) cho hình ảnh ghi nhận, cả ở phim và cảm biến ảnh số.
Các giá trị tốc độ cửa chập thường thấy (được tính bằng giây và phần của giây – tiếng Anh giây là second và viết tắt là s): 1s, 1/2s, 1/4s, 1/8s, 1/15s, 1/30s, 1/60s, 1/125s, 1/250s, 1/500s, 1/1000s, v.v… Ở đây có thể dễ dàng nhận thấy các mốc tính được cách nhau một khoảng (xấp xỉ) gấp đôi, hoặc chia đôi.
Ngoài tác dụng điều tiết lượng ánh sáng để tạo phơi sáng phù hợp cho bức ảnh, tốc độ cửa chập còn là công cụ để tạo ra các hiệu ứng về mặt thời gian cho bức ảnh. Nếu muốn “bắt chết” một khoảnh khắc của một chủ thể đang chuyển động, một giá trị tốc độ của chập cao sẽ giúp nhiếp ảnh gia làm được điều này vì trong khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi của chập mở ra rồi đóng ngay lại với tốc độ hết sức cao/nhanh (ví dụ 1/1250s), sự di chuyển của chủ thể sẽ là không đáng kể và hình ảnh sẽ được “dừng lại” trong khuôn hình của nhiếp ảnh gia. Ngược lại, khi muốn ghi nhận các chuyển động với tính chất thời gian (ví dụ như tia sáng của pháo hoa từ lúc đạn pháo hoa ra khỏi nòng súng tới lúc bay lên cao và nổ bung với những ánh sáng đủ màu), nhiếp ảnh gia có thể điều chỉnh cho tốc độ của chập (mở/đóng) chậm hơn nhiều (ví dụ 1/2s, 1s, hay 3s) để toàn bộ “vết” pháo hoa được ghi lại trong khuôn hình.
Tốc độ cửa chập tạo ra các ảnh hưởng lớn trên ảnh đối với các chủ thể chuyển động, cũng như việc cầm máy không chắc, để run tay khi chụp. Ảnh chụp run tay với thời gian của chập mở ra lâu (tốc độ cửa chập mở/đóng chậm) sẽ làm hình ảnh bị nhòa vào nhau (mong muốn hay không mong muốn). Hiểu và sử dụng có chủ đích tốc độ cửa chập cũng sẽ giúp nhiếp ảnh gia chủ động tạo ra các hiệu ứng nghệ thuật trên bức ảnh.

Một bức ảnh, dù đẹp hay xấu, chỉ có một giá trị phơi sáng DUY NHẤT, hy vọng là giá trị tối ưu nhất với ý đồ thể hiện hình ảnh của người chụp. Để tạo ra một giá trị phơi sáng nhất định (mà bạn cho là phù hợp), bạn sẽ phải tăng giảm 3 yếu tố cơ bản phù hợp trong từng tình huống và mong muốn cụ thể. Nếu mong muốn giá trị phơi sáng là không đổi, tăng yếu tố này sẽ phải giảm yếu tố kia để ảnh không quá sáng và không quá tối.

3. Các loại phim
- Bình dân: Uxi 200, Kodak 200 colorplus (màu hơi vàng, có 2 loại: loại có chữ Thái là fake), Fuji 200
- Phong cảnh:
- Chân dung:

Wednesday, September 11, 2013

The curious case of Benjamin Button

Lâu rồi mới xem 1 phim kiểu cổ cổ, nhiều suy nghĩ, xem xong cảm giác giống The Terminal hay Forrest Gump.
Câu chuyện là một cuốn nhật kí về một đời người, về Benjamin, chỉ khác cậu có cuộc sống rất đặc biệt, như một chiếc đồng hồ đếm ngược, sinh ra với cơ thể già cỗi và chết đi dưới hình hài của một đứa bé sơ sinh.
Cậu cũng có tình yêu của cuộc đời, một đứa con và những năm tháng đẹp nhất.
Benjamin và Daisy, gặp nhau ở đoạn giữa của cuộc đời, khi mà mỗi người đi từ 2 đầu thời gian lại, họ đã có những giây phút tuyệt vời nhất, trong ánh huy hoàng.

Không tìm được những từ thích hợp để kể về bộ phim, bộ phim hơi dài 167 mins, nhưng thật trọn vẹn đủ đầy, đưa người xem tới nhiều cung bậc và cảm giác đúng đi trọn một đời người, không thừa không thiếu.

Mình không nhớ rõ từng chi tiết hay câu thoại hay, nhưng mình nhớ những hình ảnh tuyệt đẹp của đôi bạn trên chiếc thuyền, trong ánh bình minh, trên bãi biển, trên mô tô... Họ đã sống một cuộc sống mơ ước, cho dù tương lai có như nào.
Khi nào có thời gian xem lại, chắc sẽ phải review phim này kĩ hơn. Đoạn bạn Daisy ở Paris, nhạc nền rất hay :X

Một vài hình ảnh tuyệt đẹp

Lúc này bạn Daisy đang múa 

So beautiful image, huhu 

Lúc này bạn Daisy siêu đẹp

Không phải fan Brad Pitt mà xem đoạn này cũng phải liêu xiêu, còn đoạn trên thuyền mà k tìm thấy screenshot.



Silence


ngay cả khi em không nói gì cả, cũng không có nghĩa là em im lặng. em phủ lên mình vẻ im lặng, nhưng bên trong thì sóng to gió lớn, cả trăm lời muốn nói, cả ngàn điều đợi mong. và em chỉ không nói.
không, tôi biết em im lặng chỉ vì em không biết phải làm thế nào.
và em tiến gần đến im lặng, chứ không để im lặng tiến gần em.
nếu em muốn bỏ đi đâu đó thật xa, hoặc chui vào một xó xỉnh nào đó, mà vẫn mong có ai đó tìm thấy em, vẫn mong có ai đó đuổi theo em.
hoặc em vẫn mong có ai đó phát hiện ra em biến mất và đi tìm em.
nếu vậy, dù em có ra đi trong im lặng, em vẫn không thuộc về im lặng. sao em không đơn giản là nói cho người đó em đi đâu, chỉ mình người đó mà thôi.
hay em sợ ngay cả khi người biết, và vẫn không đi tìm em, thì em sẽ thất vọng nhiều hơn so với lựa chọn không nói, để rồi nếu người ta không đi tìm, em ở một nơi khác, vẫn tự nhủ là người đang tìm kiếm, chỉ là chưa tìm thấy em thôi. nếu như thế, dù có im lặng ngàn năm, sự im lặng của em vẫn ồn ào và khuấy loạn trong em từng ngày. sao em lại làm khổ mình như thế?
hoặc em ngồi bên cạnh một người im lặng, và em cũng im lặng. nhưng em mong người nói gì đó với mình. hay em muốn nói gì đó, nhưng em cố gắng không nói ra. khi đó, sự im lặng của em có nào khác với những con sóng xô bờ?
em sẽ hỏi vậy để sự im lặng tiến gần như thế nào. tôi sẽ trả lời, giống như một người đi vào vùng biển sâu, bước từng bước một, và không mong đợi ai đó sẽ kéo mình lại. khi im lặng trở thành một phần của người, nó nhẹ nhàng và tự nhiên như một ngày tỉnh dậy, em nhận ra mọi người đã đi đâu hết, và em chỉ có một mình. không gian tĩnh lặng, em có thể chờ một âm thanh nào đó, như tiếng dép đi lại qua hành lang sau cánh cửa, tiếng người rì rầm ở góc đường bên ngoài, tiếng chim kêu hay vỗ cánh bay đi, hay đơn giản là tiếng gió qua khe cửa. em bắt đầu mong chờ một âm thanh nhỏ nhất của sự sống. nhưng em không nghe thấy gì cả. em cũng không hoảng hốt, em chỉ bình thản sống, tự tạo âm thanh của riêng mình, và sống trong không gian đó. em trân trọng bất cứ âm thanh nào. em trân trọng sự im lặng. và tận hưởng nó.
một người bình thường, sẽ nghe thấy lời em nói. người im lặng, nghe thấy cả khoảng lặng giữa những lời em nói, biết khi em ngừng là dấu chấm, dấu phẩy, hay dấu ba chấm. người im lặng, nghe thấy cả những lời em không nói.
người im lặng, nghe thấy cả sự ồn ào trong sự im lặng của em.
vì thế, nếu một ngày em biến mất và mong ai đó đi tìm em, nếu một ngày em im lặng và mong ai đó nghe thấy em, hy vọng em sẽ không mong ai đó là tôi.
nếu một ngày em ngồi cạnh tôi, và mong tôi nói gì đó, tôi sẽ không nói điều em muốn nghe.
nhưng nếu em hiểu sự im lặng của tôi, và không mong đợi, tôi sẽ trả lời em bằng sự dịu dàng của chính mình.
tôi sẽ đi, và tìm thấy em. chắc chắn.
- Zelda Gin -